Ngày 1/6/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký quyết định phê duyệt Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành một chương trình ở cấp quốc gia về riêng vấn đề bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng. Đây là nền tảng để phát triển các nghiên cứu về quản lý truy cập internet, về môi trường mạng an toàn, qua đó tiếp tục xây dựng và điều chỉnh chính sách.
Có 5 nguy cơ lớn mà giới trẻ sẽ gặp phải khi tham gia thế giới ảo.
Thứ nhất, bị mất cân bằng trong việc sử dụng Internet và các hoạt động trong thế giới thực. Giới trẻ trở nên lạm dụng quá mức dẫn đến nghiện Internet, nghiện game online, nghiện cờ bạc online. Những nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ giới trẻ có các biểu hiện phụ thuộc, lạm dụng và nghiện internet lên tới hơn 20%.
Thứ hai, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin. Có đến 60% bạn trẻ vô tư kích hoạt quyền riêng tư và không ý thức được việc bị theo dõi, thu thập và sử dụng các thông tin cá nhân bởi các bên thứ ba hoặc bị đánh cắp, bị truy cập các tài khoản với mục đích xấu như lừa đảo.
Thứ ba, nguy cơ tiếp cận thông tin sai lệch, tin giả, thông tin đồi trụy, thông tin gây thù địch, khuyến khích sử dụng chất gây nghiện, khuyến khích tự gây tổn thương và tự sát, thư rác lừa đảo… Những thông tin này là ảo nhưng đã gây ra các hậu quả thật.
Thứ tư, các vấn đề liên quan đến bạo lực, bắt nạt, quấy rối và xâm hại trực tuyến. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đến hơn 50% các bạn học sinh đã từng chứng kiến các vụ việc bắt nạt trên mạng. Đồng thời, có đến 26% học sinh thừa nhận đã từng trực tiếp tham gia các vụ việc bắt nạt trên mạng trong các vai trò khác nhau như thủ phạm hoặc vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân.
Cuối cùng là các nguy cơ liên quan đến virus và các phần mềm độc hại. Truy cập mạng, bấm vào các link hay tải file đều có nguy cơ khiến thiết bị dính phải những phần mềm độc hại khác nhau được tạo ra với mục đích xấu nhằm khai thác lỗ hổng trên máy tính của bạn để truy cập trái phép và đánh cắp các thông tin cá nhân.
Sai lầm “không quản được thì cấm”, giải pháp nào cho cha mẹ?
Ngày 3/6/2020 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia và Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030. Vậy làm sao trẻ có thể tuyệt giao với Internet và công nghệ được. Nếu phụ huynh cấm tức là sẽ lấy mất các cơ hội kết nối, giải trí, cập nhật thông tin và tự giáo dục của đứa trẻ. Điều này sẽ làm trẻ tụt hậu và không thể trở thành công dân toàn cầu được.
Nhưng để cho con có thể “sống” an toàn trên môi trường ảo, đầu tiên cha mẹ cũng cần cởi mở để tự cập nhật bản thân mình với các kỹ năng công dân số.
Cụ thể hơn, cha mẹ nên bắt đầu bằng những hoạt động đồng hành với con trên môi trường mạng. Để đồng hành với con, cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu các ứng dụng yêu thích của con mình và dùng thử nó. Cũng có thể cùng xem một chương trình online mà con hay xem để hiểu tại sao con lại thích nội dung ấy.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ, cha mẹ không cần phải theo sát con để quản lý truy cập internet của con cái. Giáp pháp Quản lý truy cập internet của SmallNET sẽ giúp cha mẹ dễ dàng quản lý truy cập internet, chỉ với một thiết bị và ứng dụng trên điện thoại.
Để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này, hãy liên hệ với SmallNET hoặc tìm hiểu thêm tại đường dẫn: https://smallnet.com.vn/giai-phap-quan-ly-truy-cap-internet-tai-nha/
Dịch vụ CNTT của SmallNET với 15 năm kinh nghiệm hoạt động
Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực CNTT, SmallNET luôn tự tin mang lại những giá trị thực sự cho mỗi hệ thống của khách hàng: An toàn, Ổn định, Hiệu quả, Tiết kiệm. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy và đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập đến nay.
SmallNET luôn ở đây, sẵn lòng tư vấn miễn phí và cung cấp thông tin chi tiết hơn về giải pháp quản lý truy cập Internet tại nhà.
Trung tâm hỗ trợ dịch vụ: P1611, 18T1 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 086 960 0425
Email: Support@smallnet.com.vn
Fanpage: smallnet.tech